Tìm kiếm Blog này

Tìm kiếm Blog này

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013


SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD 2007
 
Làm quen với MS WORD 2007
1. Tạo văn bản đầu tiên
b. Bắt đầu nhập liệu
 
Trong chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word 2007 thanh Ribbon được đặt ở phía trên vùng làm việc chính. Người dùng sẽ sử dụng các Nút Lệnh của thanh Ribbon để thực hiện các hiệu chỉnh.
 
1. Thanh Ribbon nằm phía trên cùng.
2. Điểm chèn nội dung.
Word chờ bạn nhập nội dung. Tại điểm chèn nội dung có một gạch dọc nhấp nháy phía trên cùng bên trái cho bạn biết vị trí nơi những gì bạn gõ vào hiển thị. Khoảng trống từ điểm chèn nội dung tới đầu trang và phía bên trái được gọi là các Margin (canh lề), bạn sẽ tìm hiểu về các Margin trong phần sau của bài. Bây giờ nếu bạn bắt đầu gõ văn bản, trang tài liệu của chúng ta sẽ dần được phủ đầy từ góc trên bên trái đi xuống.
Nếu bạn muốn gõ văn bản từ phía thấp hơn thay vì ở đầu trang hãy gõ phím ENTER trên bàn phím đến khi điểm chèn nội dung nằm ở đúng vị trí mà bạn mong muốn.
 
Nếu bạn muốn thụt đầu dòng hãy nhấn phím TAB trước khi gõ, mỗi lần gõ phím TAB điểm chèn nội dung sẽ dịch chuyển sang bên phải một khoảng là 1,5 inch.  
 
Khi bạn gõ văn bản điểm chèn nội dung sẽ di chuyển dần từ trái sang phải. Khi điểm chèn này đi đến phần ngoài cùng bên phải bạn hãy tiếp tục gõ bình thường Word sẽ tự động chuyển xuống dòng mới. 
 

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

BÀI TẬP VỀ THÔNG ĐIỆP

 
Hiện nay, với các trang thiết bị ở thư viện tinh Bình Thuận đã sử dung quá lâu, nhất là máy tính không đủ cho bạn đọc sử dung, truy cập internet, đặc biệt vào những dịp hè, số lượng bạn đọc đến truy cập internet tăng cao. Cụ thể như hè năm 2009 là 10 người/ lượt, đến 2013 la 20 người/ lượt. Chính vì vậy mà Thư viện không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng có xu hướng tăng của người dân. Để làm tốt việc này, thư viện rất cần sự hỗ trợ về kinh phi của các cấp lãnh đạo cùng góp sức thực hiện khó khăn này, có thể đầu tư thêm it nhất là 3 cái máy tính để phuc vụ nhu cầu người dân được tốt hơn.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

ANZ kêu gọi Việt Nam duy trì lãi suất tái cấp vốn 7%

27/09/2013 21:00 (GMT + 7)
TTO - Trong nghiên cứu công bố ngày 27-9, Ngân hàng Australia and New Zealand Banking Group Limited (ANZ) đã kêu gọi Ngân hàng nhà nước Việt Nam duy trì lãi suất tái cấp vốn 7%.
Lý do cho quan điểm này là mặc dù lãi suất đã giảm dần 8 điểm phần trăm kể từ năm 2012 nhưng một phần tư nợ của các ngân hàng vẫn có lãi suất cao hơn 13%/năm.
Nghiên cứu cho biết: “Tính từ đầu năm đến tháng 8-2013, tổng tín dụng tăng 6,45%; và so với tháng 7 tăng 5,3%. Chính phủ đã đặt chỉ tiêu tăng tín dụng 12% năm nay, và kỳ vọng tín dụng sẽ gia tăng trong quý 4. Tính từ đầu năm đến nay, các khoản vay tiền đồng đã tăng 10,4%; còn các khoản vay bằng ngoại tệ giảm 11,6%, phù hợp với chính sách phi đô la hóa của Chính phủ.”
Cũng trong nghiên cứu này, ANZ bày tỏ quan ngại về các nghĩa vụ nợ nước ngoài của Việt Nam.
ANZ cho biết trong một báo cáo chung gần đây giữa Bộ Kế hoạch - đầu tư cùng Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc đã ước tính tỷ lệ trái phiếu do Chính phủ phát hành so với trái phiếu do Chính phủ bảo hành kỳ hạn 2-5 năm ở mức 88,7%.
Báo cáo cũng đề cập cả nợ nước ngoài và nợ công đã tăng nhanh trong thập niên vừa qua.
“Bất chấp việc thiếu các dữ liệu đúng lúc, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các diễn tiến trong việc quản lý nợ của Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới tăng trưởng kinh tế”, nghiên cứu viết.
HƯƠNG GIANG

Có tận dụng được cơ hội từ TPP?

02/10/2013 08:04 (GMT + 7)
TT - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ được kết thúc đàm phán trong năm 2013, nhưng việc tận dụng cơ hội từ TPP như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất vẫn đang là câu hỏi đau đầu với nhiều doanh nghiệp, trong đó có dệt may.
Nhiều doanh nghiệp lớn ngành dệt may lo lắng về khả năng tận dụng cơ hội xuất khẩu sau khi VN tham gia TPP - Ảnh: THANH ĐẠM

Hiệp hội Dệt may VN (Vitas) kỳ vọng TPP sẽ mang về cho VN kim ngạch xuất khẩu 30 tỉ USD vào năm 2020 và cán mốc 55 tỉ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn ngành dệt may bày tỏ lo ngại về khả năng tận dụng cơ hội từ TPP.
Doanh nghiệp lớn cũng... đuối
Ông Phạm Phú Cường, tổng giám đốc Tổng công ty CP May Nhà Bè (NBC), cho biết nếu không có gì thay đổi NBC sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu lên đến 450 triệu USD đối với hàng may mặc trong năm 2013. Có tốc độ tăng trưởng trung bình 18-25%/năm, NBC hiện là một trong số không nhiều doanh nghiệp dệt may hàng đầu về năng lực cung ứng lẫn quy mô sản xuất.
Thế nhưng theo ông Cường, để có thể tận dụng được hiệu quả về mức thuế thấp nhất của TPP, NBC vẫn không phải là doanh nghiệp có đầy đủ các khâu sản xuất, nếu tính từ sợi, dệt, nhuộm cho đến khi ra vải hoàn chỉnh. Vì theo quy định của TPP, nếu muốn được hưởng thuế suất 0% thay cho mức bình quân 17,3% như hiện nay, các doanh nghiệp VN phải sử dụng nguyên liệu do chính mình sản xuất ra hoặc sử dụng nguyên liệu từ các nước là thành viên của TPP.
Theo ông Diệp Thành Kiệt - phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek), VN có thể đạt được 30 tỉ USD xuất khẩu hàng dệt may vào năm 2020 vì tốc độ tăng trưởng của ngành hiện vẫn duy trì ở mức khá cao, trung bình 15-20%/năm, và kim ngạch xuất khẩu của năm 2013 dự kiến sẽ đạt khoảng 18 tỉ USD. Nhưng 55 tỉ USD cho năm 2030 thì lại là vấn đề khác, bởi còn phụ thuộc vào thị trường cần nhập khẩu và năng lực đáp ứng của ngành dệt may VN. Quan trọng hơn, làm sao giải quyết được bài toán thu hút trung bình 150.000-200.000 lao động/năm cho ngành, khi mà ngành dệt may theo xu hướng phát triển tất yếu sẽ không còn là một ngành có sức hút với lao động phổ thông nói chung và tình trạng “nhảy việc” của người lao động gần như chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, bất chấp không ít doanh nghiệp đã thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ khá hậu hĩnh.

“Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, rõ ràng chúng tôi sẽ gặp hạn chế rất lớn nếu nguồn cung gặp trục trặc hay có vấn đề. Vì nếu chủ động được nguồn nguyên liệu thì giá trị gia tăng mang lại mới cao do làm hàng theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay cho hình thức gia công” - ông Cường thừa nhận.
Thấy được hạn chế này, nên NBC đang ráo riết tìm kiếm cho mình nguồn cung ứng nguyên liệu từ trong nước lẫn nhập khẩu, nhưng xem ra vẫn là bài toán nan giải. “Chúng tôi không thể đầu tư cho khối dệt, nhuộm hay kéo sợi bởi đây không phải là thế mạnh của mình, cũng như kinh phí đầu tư quá lớn thật sự là một bài toán quá khó. Nên thị trường từ các nước thuộc khối TPP cũng chỉ là một phần trong chiến lược phát triển thị trường đã được tính toán rất kỹ của NBC” - ông Cường chia sẻ.
Tổng công ty dệt may Thắng Lợi cũng tương tự như NBC, dù là một trong số ít doanh nghiệp “làm được từ A-Z, có đầy đủ các ngành sợi, dệt, nhuộm - hoàn tất ra đến cả vải” - ông Ngô Đức Hòa, phó tổng giám đốc Thắng Lợi, nói. Theo ông Hòa, tiếng là sản xuất được cả vải, “nhưng vải của Thắng Lợi chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa, còn xuất khẩu thì vẫn chưa bảo đảm bởi chất lượng chưa đồng nhất”. Thế nên, con số xuất khẩu 25 triệu USD trong năm 2012 và khoảng 27 triệu USD trong năm 2013 của Thắng Lợi phần lớn chỉ từ doanh thu ngành may mang lại.
Kỳ vọng có quá lớn?
Đưa ra các cơ hội có thể mang lại từ TPP, Vitas khá táo bạo khi nhận định kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may VN sẽ đạt 30 tỉ USD vào năm 2020, đẩy lên mức 55 tỉ USD vào năm 2030. Đồng thời, xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thể sẽ tăng 12-13%/năm thay vì chỉ ở mức 7%/năm như hiện nay một khi TPP được áp dụng. Với mức tăng này, thị trường Mỹ sẽ chiếm 55% tổng kim ngạch chung của toàn ngành, thay cho mức 49% như hiện nay. Theo các chuyên gia trong ngành, mục tiêu nói trên vẫn có thể thực hiện được nếu ngay từ bây giờ các doanh nghiệp có sự chuẩn bị một cách hết sức chủ động, đặc biệt ở khâu tự chủ nguồn cung nguyên liệu.
Ông Ngô Đức Hòa cho rằng “chỉ cần nghĩ đến việc đầu tư thôi là...nổi da gà vì số tiền quá lớn, doanh nghiệp không biết chạy đâu ra tiền”. Ngay cả với Thắng Lợi, muốn nâng cao chất lượng để xuất khẩu được vải, doanh nghiệp này cần đầu tư không dưới hàng chục triệu USD bởi “máy móc hiện tại cũ kỹ lạc hậu lắm rồi, chất lượng nhuộm hoàn tất không đồng màu, còn in ra vải thì vẫn bị lỗi” - ông Hòa thừa nhận.
Thực tế cho thấy năng lực sản xuất các chủng loại sợi, vải và khả năng tự cung cho khâu nhuộm - hoàn tất vẫn là một bài toán quá khó đối với ngành dệt may VN. Hiện trong nước chỉ mới sản xuất được 500.000-600.000 tấn sợi, nhưng chủ yếu chất lượng thấp đến trung bình, chỉ phù hợp để sản xuất các loại... khăn tắm chứ không thể sản xuất thành vải mang đi xuất khẩu. Một số doanh nghiệp tiếng là đã xuất khẩu được một số chủng loại sợi, nhưng những mã sợi này cũng chỉ dừng ở mức chất lượng tạm được. Còn với vải, một năm nhu cầu sử dụng 6,8-7 tỉ mét/năm, nhưng trong nước chỉ mới sản xuất được khoảng 800 triệu mét do năng lực nhuộm - hoàn tất còn quá kém, nên số còn lại phải nhập khẩu mới đủ dùng.
Ông Trần Quang Nghị, tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may VN (Vintatex), cho biết hiện Vinatex đang triển khai đầu tư ba dự án trọng điểm cho nguyên liệu là sản xuất vải yarn-dyed (vải bằng sợi dệt đã nhuộm trước) thay thế hàng nhập khẩu, vải len cho sản xuất veston và dệt kim. Các hạng mục đầu tư này nhằm mục tiêu đón đầu TPP. Tuy nhiên theo ông Nghị, để tận dụng tối ưu lợi ích từ TPP, “không nhất thiết cái gì cũng đầu tư, vì có những mặt hàng thế giới đã sản xuất, đã khấu hao xong từ lâu. Nếu mình vẫn lao vào đầu tư thì sẽ không hiệu quả”. Cho nên, trong nhóm nguyên liệu chủ trương cần thay thế, quan điểm của Vinatex chỉ tập trung vào cái nào có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh thì mới đầu tư.
TRẦN VŨ NGHI

Mua bán nhà đất ách tắc vì thuế

03/10/2013 11:31 (GMT + 7)
TT - Sau ba tháng áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi đã phát sinh hàng loạt vướng mắc liên quan đến cách xác định thuế suất khi chuyển nhượng bất động sản.
Nhân viên Thái Thị Hồng Liên (Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh, TP.HCM) hướng dẫn người dân đến làm các thủ tục về thuế nhà đất chiều 2-10 -Ảnh: Thanh Đạm

Cục Thuế TP.HCM vừa có công văn gửi Tổng cục Thuế nêu những vướng mắc trong việc xác định thuế suất khi chuyển nhượng bất động sản, đồng thời xin hướng dẫn cách giải quyết. Theo Cục Thuế TP.HCM, hồ sơ thuộc những trường hợp nêu trên tại Cục Thuế TP.HCM phát sinh từ ngày 1-7-2013 rất nhiều nhưng do chưa có hướng dẫn rõ ràng nên cơ quan thuế không giải quyết được. Giữa tháng 9, Tổng cục Thuế đã có cuộc họp với Cục Thuế TP.HCM và đại diện các chi cục thuế. Tuy nhiên lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng chưa thể đưa ra được cách giải quyết thỏa đáng.
2% hay 25%?
Bà Đ.T.Đ.C. mua căn nhà trên đường Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1 của Công ty TNHH VTP theo hợp đồng ngày 5-10-2011. Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng là 59 tỉ đồng. Ngày 21-12-2011, bà C. ký hợp đồng chuyển nhượng lại căn nhà trên cho một ngân hàng cổ phần theo giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng là 318 tỉ đồng. Khi kê khai nộp thuế TNCN, bà C. có kê khai chi phí sửa chữa nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và đề nghị áp dụng tính thuế TNCN theo thuế suất 2% giá chuyển nhượng. Nếu tính theo thuế suất 2%, số tiền thuế TNCN bà C. phải nộp là 6,36 tỉ đồng.
Tuy nhiên, cơ quan thuế lại cho rằng trường hợp bà C. có xác định được giá mua và giá chuyển nhượng trên hợp đồng nên không chấp nhận bà C. kê khai chi phí sửa chữa để tính thuế theo mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Thay vào đó, cơ quan thuế ấn định cách tính thuế bằng 25% trên chênh lệch giá bán - mua, dẫn đến số thuế phải nộp ở mức rất “khủng” là 64,75 tỉ đồng, gấp hơn 10 lần so với cách tính 2% trên giá chuyển nhượng. Vừa qua Cục Thuế TP.HCM đã làm văn bản hỏi Tổng cục Thuế về trường hợp này, trong đó Cục Thuế cũng cho rằng đây là trường hợp “lách luật” nên đề nghị mức thu 25% trên chênh lệch giá bán - mua. Tuy nhiên đến nay Tổng cục Thuế chưa có văn bản trả lời.
Đây chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp vướng mắc trong việc xác định thuế suất TNCN khi chuyển nhượng bất động sản sau ngày 1-7. Vướng mắc này xảy ra đã ba tháng nhưng chưa có hướng dẫn thống nhất nên quan điểm giải quyết mỗi nơi mỗi khác. Tại Chi cục Thuế Q.3 cũng gặp phải trường hợp tương tự: mua căn hộ tháng 6-2013 giá 2 tỉ đồng, tháng 7-2013 bán lại căn nhà trên với giá 20 tỉ đồng, cao hơn gấp 10 lần giá mua trước đó. Khi kê khai thuế, người bán có khai thêm chi phí sửa chữa nhưng không có chứng từ. Chi cục Thuế Q.3 cũng làm văn bản hỏi Cục Thuế TP.HCM, nhưng vẫn đề nghị cho áp dụng mức 2% trên tổng giá bán.

Đẩy khó cho dân
Theo nghị định 65 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN sửa đổi, thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế. Trường hợp người nộp thuế không xác định hoặc không có hồ sơ để xác định giá vốn và chứng từ hợp pháp xác định các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì mới áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Theo nhiều cán bộ thuế, với hướng dẫn này, Bộ Tài chính nghiêng về mức thu 25% với mục đích thu được nhiều thuế hơn.
Ông Trương Ngọc Hiệp, chi cục phó Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh, dẫn ra thực tế nhiều trường hợp bắt đầu lách bằng cách ghi giá chuyển nhượng bằng giá vốn hoặc chỉ nhỉnh hơn một chút so với giá vốn. Những hồ sơ này Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh nhận nhưng không dám giải quyết mà phải xin ý kiến Cục Thuế TP.HCM. “Khi nghiêng về phương pháp thu 25% trên chênh lệch giá bán - mua thì đối tượng được hưởng lợi nhất là những người chuyên mua đi bán lại nhà đất vì họ nắm rất rõ chính sách và biết cách vận dụng theo hướng có lợi cho mình. Ngân sách nhà nước thiệt hại vì thất thu thuế” - ông Hiệp nói. Do đó, ông Hiệp đề nghị nên cho phép thu 2% trên tổng giá bán để khuyến khích người dân kê khai đúng giá bán và khi đó mức thuế thu được sẽ lớn hơn rất nhiều.
Một số chi cục thuế khác gặp tình trạng người dân mua nhà đất cách đây 20-30 năm chỉ có giấy mua bán viết tay và giá trị bất động sản được tính theo vàng. Nay người bán có hợp đồng mua bán qua công chứng xác định giá trị mua bán bằng tiền đồng và yêu cầu nộp thuế 2% vì không có đủ hóa đơn chứng từ nhưng cơ quan thuế không dám giải quyết. Hiện một số chi cục thuế chỉ áp dụng mức 2% trên giá chuyển nhượng nếu nguồn gốc nhà đất từ cho, tặng, thừa kế... nên không xác định được giá vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng chênh lệch lớn hơn giá vốn rất nhiều nếu người dân đồng ý nộp thuế theo mức 25% chênh lệch giá bán - mua thì cơ quan thuế mới giải quyết. Từ đó dẫn đến có rất nhiều hồ sơ mua bán nhà đất bị đình trệ vì không nộp được thuế TNCN.
ÁNH HỒNG

Sau bài Khốn đốn với hoàn thuế (Thanh Niên,  ngày 24.9), Bộ Tài chính phản hồi cho biết: Công văn 7527 (về tăng cường thanh kiểm tra) chỉ nhắm tới những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.


Hoàn thuế cần theo quy định của luật
Nhiều doanh nghiệp nông, lâm, thủy hải sản xuất khẩu đang gặp khó khăn trong việc hoàn thuế - Ảnh: Đ.N.T

Tuy nhiên trên thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp (DN) nhất là những DN nông, lâm, thủy hải sản gần như bị tê liệt vì hoàn thuế. Có DN  đang đứng trước nguy cơ hết vốn kinh doanh.

Doanh nghiệp đâu phải là cảnh sát thuế



 
Cách đặt vấn đề của Bộ Tài chính khi đưa ra công văn này hoàn toàn đúng...
Thế nhưng công văn này lại không đúng luật Quản lý thuế và đứng trên cả luật cũng như các nghị định, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp
Luật sư Trần Xoa - Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang



Trước phản ứng của các DN nông, lâm, thủy sản về quy định "nếu mua hàng hóa qua nhiều khâu trung gian thì phải kiểm tra các khâu trung gian trước. Nếu các DN thương mại trung gian đã kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo đúng quy định thì mới xét hoàn thuế cho DN xuất khẩu" của Công văn 7527, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng: "DN mua hàng của ai là phải biết rõ người đó...". Nói về ý kiến này, một giám đốc DN đang có hồ sơ xin hoàn thuế bức xúc: “Chúng tôi là DN xuất khẩu chứ không phải cảnh sát thuế. Chúng tôi biết người bán hàng cho mình là ai nhưng làm sao biết được người đó mua của ai, rồi người kia lại mua của những nơi nào, những nơi đó có thực hiện nghĩa vụ thuế hay không? Đặc thù của các DN xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là phải thu gom hàng của rất nhiều đầu mối. Như công ty chúng tôi có quan hệ làm ăn với 10 - 20 DN khác, các DN này có quan hệ làm ăn với hàng trăm DN khác… Nếu phải xác minh đến người bán cuối cùng như quy định của Công văn 7527 thì cả năm liệu có xong được không, trong khi luật quy định chỉ 40 ngày”.

Như đang ngồi trên đống lửa, từ nhiều tháng nay Công ty D. hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cao su có 3 bộ hồ sơ xin hoàn thuế nhưng không biết đến khi nào mới nhận lại được tiền. Cụ thể, vào đầu tháng 6.2013, DN nộp hồ sơ xin hoàn thuế gần 6,3 tỉ đồng, cơ quan thuế trả lời sẽ kiểm tra trong vòng 60 ngày nhưng đã qua 106 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đến nay công ty vẫn chưa được hoàn số tiền này. Bộ hồ sơ thứ 2 nộp giữa tháng 7 với số tiền xin hoàn thuế 7,2 tỉ đồng cũng bị ngâm tới giờ dù đã 70 ngày trôi qua. Đến giữa tháng 8, hồ sơ xin hoàn thuế thứ 3 với số thuế hơn 9 tỉ đồng tiếp tục bị giam lại. Với 3 bộ hồ sơ, cơ quan thuế đang giam hơn 22 tỉ đồng, Giám đốc Công ty D. bức xúc: “Từ khi có Công văn 7527, chúng tôi bỗng dưng bị liệt vào trường hợp phải kiểm trước hoàn sau. Công ty đang gặp khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại bị giam số tiền thuế quá lớn”.

Tương tự, Công ty H. cũng đã nộp hồ sơ từ giữa tháng 8.2013 với số thuế xin hoàn là hơn 9,3 tỉ đồng nhưng chưa được hồi âm. Công văn 249 (ngày 24.9) của Hiệp hội Cao su Việt Nam gửi Bộ Tài chính cho biết: “Số tiền chưa hoàn thuế GTGT từ tháng 5.2013 đến nay đang bị ứ đọng rất lớn. Chỉ tính từ kỳ thuế tháng 5 đến tháng 8.2013 của một DN vừa và nhỏ chưa được hoàn đã lên 21 tỉ đồng”.

Tức tưởi hơn là một DN gạo có số thuế xin hoàn hiện nay lên đến 38 tỉ đồng cũng đang chờ đợi mỏi mòn. Giám đốc DN này cho biết do DN mua gạo ở nhiều tỉnh thành khác nhau nên phía công ty đang nỗ lực hỗ trợ cán bộ thuế hết sức để việc kiểm tra các DN khâu trung gian này được thuận lợi, từ đó để công ty có thể sớm nhận được số tiền hoàn thuế này.

Trái luật

Luật sư Trần Xoa - Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang - nhận xét: “Cách đặt vấn đề của Bộ Tài chính khi đưa ra công văn này hoàn toàn đúng. Đó là “tình trạng DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền thuế GTGT của nhà nước. Hiện tượng này diễn ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước gây thất thu cho ngân sách, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh bất bình đẳng giữa các DN”. Thế nhưng công văn này lại không đúng luật Quản lý thuế và đứng trên cả luật cũng như các nghị định, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các DN”. Cụ thể, điều 60 của luật Quản lý thuế có quy định cụ thể 7 trường hợp thuộc diện kiểm tra trước - hoàn thuế sau, trong 7 trường hợp này không có trường hợp nào giống công văn 7527 là: “Tổ chức kiểm tra trước khi hoàn thuế GTGT đối với các trường hợp sử dụng hóa đơn của các DN có dấu hiệu rủi ro cao về thuế”.

Trường hợp có quy định thêm trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau thì cũng phải thông qua Quốc hội để bổ sung thêm vào luật Quản lý thuế. Đó là chưa kể, DN gian lận để lấy tiền thuế chỉ là số lượng nhỏ, trong khi DN hoạt động kinh doanh lên đến hàng trăm ngàn. Không thể hành xử đối với toàn bộ các DN kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản như nhau được.

Một chuyên gia kinh tế đặt vấn đề, nếu lấy tình trạng gian lận hóa đơn là nguyên nhân, tại sao Bộ Tài chính không đưa ra các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này mà lại buộc các DN xuất khẩu phải chịu? Các DN chấp hành tốt nghĩa vụ thuế từ nhiều năm nay, được hoàn thuế trước từ nhiều năm nay theo quy định của luật Quản lý thuế nhưng nay chỉ vì Công văn 7527 mà không được hoàn thuế trước.

Thanh Xuân

Giá vàng tăng lên mức 37,6 triệu đồng/lượng


(TNO) Sáng nay 3.10, giá vàng miếng SJC được niêm yết mua vào 37,4 triệu đồng/lượng, bán ra 37,6 triệu đồng/lượng, tăng 180.000 đồng/lượng so với giá cuối ngày hôm qua.

Như vậy, kể từ đầu tuần đến thời điểm này, các đơn vị kinh doanh vàng vẫn giữ khoảng cách giữa giá mua và giá bán ở mức phổ biến 200.000 - 300.000 đồng/lượng, khi nhu cầu mua bán trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Trong khi đó chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới thu hẹp trở lại về mức khoảng 4,1 triệu đồng/lượng, thay vì 4,4 triệu đồng như hôm qua 2.10.
Giá vàng thế giới bật tăng trở lại, liên tục vượt qua nhiều mốc quan trọng 1.300, 1.320 USD/ounce và chạm mức cao nhất 1.321 USD/ounce.
Chốt phiên giao dịch ngày 2.10 (rạng sáng 3.10, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng 30 USD/ounce so với phiên liền trước, lên mức 1.317 USD/ounce.
Sáng nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn ổn định, ở mức 21.036 đồng/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD ổn định, không đổi so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Vietcombank ở mức 21.080 - 21.140 đồng/USD; Eximbank ở mức 21.070 - 21.150 đồng/USD.
Lê Trần