Tìm kiếm Blog này

Tìm kiếm Blog này

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Sau bài Khốn đốn với hoàn thuế (Thanh Niên,  ngày 24.9), Bộ Tài chính phản hồi cho biết: Công văn 7527 (về tăng cường thanh kiểm tra) chỉ nhắm tới những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.


Hoàn thuế cần theo quy định của luật
Nhiều doanh nghiệp nông, lâm, thủy hải sản xuất khẩu đang gặp khó khăn trong việc hoàn thuế - Ảnh: Đ.N.T

Tuy nhiên trên thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp (DN) nhất là những DN nông, lâm, thủy hải sản gần như bị tê liệt vì hoàn thuế. Có DN  đang đứng trước nguy cơ hết vốn kinh doanh.

Doanh nghiệp đâu phải là cảnh sát thuế



 
Cách đặt vấn đề của Bộ Tài chính khi đưa ra công văn này hoàn toàn đúng...
Thế nhưng công văn này lại không đúng luật Quản lý thuế và đứng trên cả luật cũng như các nghị định, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp
Luật sư Trần Xoa - Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang



Trước phản ứng của các DN nông, lâm, thủy sản về quy định "nếu mua hàng hóa qua nhiều khâu trung gian thì phải kiểm tra các khâu trung gian trước. Nếu các DN thương mại trung gian đã kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo đúng quy định thì mới xét hoàn thuế cho DN xuất khẩu" của Công văn 7527, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng: "DN mua hàng của ai là phải biết rõ người đó...". Nói về ý kiến này, một giám đốc DN đang có hồ sơ xin hoàn thuế bức xúc: “Chúng tôi là DN xuất khẩu chứ không phải cảnh sát thuế. Chúng tôi biết người bán hàng cho mình là ai nhưng làm sao biết được người đó mua của ai, rồi người kia lại mua của những nơi nào, những nơi đó có thực hiện nghĩa vụ thuế hay không? Đặc thù của các DN xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là phải thu gom hàng của rất nhiều đầu mối. Như công ty chúng tôi có quan hệ làm ăn với 10 - 20 DN khác, các DN này có quan hệ làm ăn với hàng trăm DN khác… Nếu phải xác minh đến người bán cuối cùng như quy định của Công văn 7527 thì cả năm liệu có xong được không, trong khi luật quy định chỉ 40 ngày”.

Như đang ngồi trên đống lửa, từ nhiều tháng nay Công ty D. hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cao su có 3 bộ hồ sơ xin hoàn thuế nhưng không biết đến khi nào mới nhận lại được tiền. Cụ thể, vào đầu tháng 6.2013, DN nộp hồ sơ xin hoàn thuế gần 6,3 tỉ đồng, cơ quan thuế trả lời sẽ kiểm tra trong vòng 60 ngày nhưng đã qua 106 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đến nay công ty vẫn chưa được hoàn số tiền này. Bộ hồ sơ thứ 2 nộp giữa tháng 7 với số tiền xin hoàn thuế 7,2 tỉ đồng cũng bị ngâm tới giờ dù đã 70 ngày trôi qua. Đến giữa tháng 8, hồ sơ xin hoàn thuế thứ 3 với số thuế hơn 9 tỉ đồng tiếp tục bị giam lại. Với 3 bộ hồ sơ, cơ quan thuế đang giam hơn 22 tỉ đồng, Giám đốc Công ty D. bức xúc: “Từ khi có Công văn 7527, chúng tôi bỗng dưng bị liệt vào trường hợp phải kiểm trước hoàn sau. Công ty đang gặp khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại bị giam số tiền thuế quá lớn”.

Tương tự, Công ty H. cũng đã nộp hồ sơ từ giữa tháng 8.2013 với số thuế xin hoàn là hơn 9,3 tỉ đồng nhưng chưa được hồi âm. Công văn 249 (ngày 24.9) của Hiệp hội Cao su Việt Nam gửi Bộ Tài chính cho biết: “Số tiền chưa hoàn thuế GTGT từ tháng 5.2013 đến nay đang bị ứ đọng rất lớn. Chỉ tính từ kỳ thuế tháng 5 đến tháng 8.2013 của một DN vừa và nhỏ chưa được hoàn đã lên 21 tỉ đồng”.

Tức tưởi hơn là một DN gạo có số thuế xin hoàn hiện nay lên đến 38 tỉ đồng cũng đang chờ đợi mỏi mòn. Giám đốc DN này cho biết do DN mua gạo ở nhiều tỉnh thành khác nhau nên phía công ty đang nỗ lực hỗ trợ cán bộ thuế hết sức để việc kiểm tra các DN khâu trung gian này được thuận lợi, từ đó để công ty có thể sớm nhận được số tiền hoàn thuế này.

Trái luật

Luật sư Trần Xoa - Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang - nhận xét: “Cách đặt vấn đề của Bộ Tài chính khi đưa ra công văn này hoàn toàn đúng. Đó là “tình trạng DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền thuế GTGT của nhà nước. Hiện tượng này diễn ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước gây thất thu cho ngân sách, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh bất bình đẳng giữa các DN”. Thế nhưng công văn này lại không đúng luật Quản lý thuế và đứng trên cả luật cũng như các nghị định, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các DN”. Cụ thể, điều 60 của luật Quản lý thuế có quy định cụ thể 7 trường hợp thuộc diện kiểm tra trước - hoàn thuế sau, trong 7 trường hợp này không có trường hợp nào giống công văn 7527 là: “Tổ chức kiểm tra trước khi hoàn thuế GTGT đối với các trường hợp sử dụng hóa đơn của các DN có dấu hiệu rủi ro cao về thuế”.

Trường hợp có quy định thêm trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau thì cũng phải thông qua Quốc hội để bổ sung thêm vào luật Quản lý thuế. Đó là chưa kể, DN gian lận để lấy tiền thuế chỉ là số lượng nhỏ, trong khi DN hoạt động kinh doanh lên đến hàng trăm ngàn. Không thể hành xử đối với toàn bộ các DN kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản như nhau được.

Một chuyên gia kinh tế đặt vấn đề, nếu lấy tình trạng gian lận hóa đơn là nguyên nhân, tại sao Bộ Tài chính không đưa ra các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này mà lại buộc các DN xuất khẩu phải chịu? Các DN chấp hành tốt nghĩa vụ thuế từ nhiều năm nay, được hoàn thuế trước từ nhiều năm nay theo quy định của luật Quản lý thuế nhưng nay chỉ vì Công văn 7527 mà không được hoàn thuế trước.

Thanh Xuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét